CỔ - KỲ - MỸ - VĂN HỘI TỤ
| THE REUNION OF CO - KY - MY VAN |
Một điều đã được khẳng định trên toàn cầu, nghệ thuật cây cảnh, hay còn gọi là bonsai, là một thế giới tuyệt vời nơi mọi thứ được kết thành từ sự giao thoa của chủ nghĩa hoàn hảo và tinh tế, biểu tượng của trí tuệ. Cây cảnh, dưới bàn tay của người nghệ nhân, đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa. Những người nghệ nhân bonsai đã tạo ra những kiệt tác tự nhiên bằng cách kết hợp bốn yếu tố cơ bản: Cổ – Kỳ – Mỹ – Văn.
A universally acknowledged fact is that the artistic tree, also known as bonsai, is a splendid realm where everything is intricately woven through the perfect and exquisite combination, symbolizing wisdom. Under the skilled hands of artisans, normal trees have transformed into meaningful works of art. Bonsai artists have created natural masterpieces by harmoniously blending four fundamental elements: Co – Antique, Ky – Enigma, My – Aesthetic, and Van – Cultural
Cổ, là dấu vết của thời gian trên cây, đánh dấu sự sống và sự trưởng thành của nó.
Kỳ, đem lại sự kỳ lạ và huyền bí, khiến cho cây trở nên độc đáo và quyến rũ.
Mỹ, thể hiện vẻ đẹp tổng thể của cây, sự hoàn hảo trong từng chi tiết mà không có sự can thiệp thô bạo của con người. Và cuối cùng là – Văn – đại diện cho ý nghĩa nhân văn và giá trị tinh thần mà người nghệ nhân muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình.
The Antique aspect represents the marks of time on the tree, marking its life and maturity. The Enigma aspect brings about the extraordinary and mystical, making the tree unique and enchanting. The Aesthetic aspect reflects the overall beauty of the tree, the perfection in every detail without the harsh interference of humans. And finally, the Cultural aspect represents the humanistic meaning and spiritual value that the artist wants to convey through their work.
Hãy nhìn vào tác phẩm “Phu thê dưỡng tử” của nghệ nhân Phạm Văn Thùy từ Hải Phòng. Tại triển lãm cây cảnh nghệ thuật ở Bắc Ninh năm 2022, tác phẩm này được vinh danh là “Tác phẩm đặc biệt xuất sắc.” Các yếu tố Cổ, Kỳ, Mỹ, và Văn trong tác phẩm này được tạo ra và hội tụ với sự hài hòa một cách hoàn mỹ.
Let’s look at the artwork “Phu the Duong tu” (Husband and Wife Nurturing the Offspring) by the artisan Pham Van Thuy from Hai Phong. At the 2022 art bonsai exhibition in Bac Ninh, this artwork was honored as “an outstanding special piece.” The elements of Co, Ky, My, and Van (Antique – Enigma – Aesthetic – Cultural respectively) in this artwork are created and harmoniously converged perfectly.
Cổ, đánh dấu thời gian dài mà nghệ nhân đã bỏ vào việc nuôi dưỡng cây, cũng như toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Người ta có thể thấy dấu ấn thời gian bạc màu,xưa cũ trên toàn bộ thân cành chi nhánh và bộ rễ. Suốt bao năm tháng, cây hấp thụ tinh hoa của đất trời, hấp thu tình thương yêu, chăm chút của người nghệ nhân, để rồi từ đó, nó đã khoác lên mình một vẻ ngoài cổ kính, thâm trầm nhưng luôn mang lại cảm giác thân thương, một thứ cảm xúc rất con người, cho tất cả những ai thưởng lãm.
The Antique element represents the marks of time on the tree, signifying its life and maturity. Over the years, this tree has absorbed the essence of earth and sky, as well as the care and affection of the artist, which has bestowed upon it an aura of antiquity, depth, and a sense of warmth, evoking a very human emotion for all observers.
Yếu tố Kỳ toát ra từ ánh nhìn đầu tiên khi bông tán của cây được trải đều lớp lớp như những áng mây phủ đều từ trái qua phải như một mái nhà xanh, che chở cho ba thân cây phía dưới được đặt tên lần lượt là: Phu – Thê – Tử (tức cha mẹ và con). Hơn nữa, ở thân cây Phu còn có một chiếc rễ từ lưng mọc cắm xuống đất, tựa như chiếc gậy chống vào lưng cây, tạo nên một sự độc đáo khó có thể tìm thấy ở nơi khác.
The Enigma factor is immediately evident when one observes the layered foliage of the tree, akin to clouds gracefully covering the three central trunks beneath, named Father – Mother – Child. Additionally, on the Father trunk, a root extends from the back, resembling a support staff leaning against the tree, creating a unique and rarely found feature.
Yếu tố Mỹ thể hiện sự hoàn hảo và tự nhiên của cây, không có bất kỳ sự can thiệp thô bạo nào từ con người. Không một vết cắt, không một lỗi sẹo thô hay một sự co kéo thô thiển, toàn bộ tác phẩm hiện lên như một minh chứng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và tạo hóa. Cái đẹp ở tác phẩm “Phu thê dưỡng tử” không chỉ nằm ở những yếu tố tự nhiên của nó, mà còn nằm ở những khí chất mà nó mang lại. Một khí chất rất đỗi con người, nhưng lại không có dấu vết của nhân tạo trên đó. Có thể thể nói, nghệ nhân Thùy đã làm như không làm, tạo tác như không tạo tác, thiên nhiên và nghệ thuật tại một tác phẩm hoàn toàn hòa quyện, nhưng vẫn lộ những nét đẹp riêng của từng yếu tố, làm ta liên tưởng đến một triết lý của Phật giáo: “Không hai, cũng không một”
The Aesthetic aspect showcases the perfection and naturalness of the tree, without any harsh interference from humans. The entire work has no cuts, scars, or forced contortions, displaying nature’s beauty and inherent perfection. The beauty of the “Phu Thê Dưỡng Tử” artwork does not just lie in its natural elements but also in the aura it exudes. It emanates a distinctly human presence while bearing no artificial marks. One could say that the artist Thuy has created without creating, blending nature and art into a seamless whole, yet still revealing the unique beauty of each element. This brings to mind a Buddhist philosophy: “Not two, not one.”
Cuối cùng, giá trị nhân văn của tác phẩm nằm ở sự đề cao và tôn vinh đối với văn hóa gia đình cũng như những giá trị tình thân. Đường đời là biển cả mênh mông đầy cạm bẫy chông gai. Những đứa trẻ khi bước vào hành trình làm người cần được bố mẹ trang bị những kiến thức cơ bản,những hành trang cần thiết để chinh phục con đường lập nghiệp sau này. Tác phẩm “Phu thê dưỡng tử”, chỉ với một nét chấm phá độc đáo là chiếc rễ từ thân cây Phu, đã khắc họa hình ảnh người cha đưa tay chống lưng cho con của mình, ngụ ý sâu xa rằng trên bước đường con đi và sẽ đi, luôn luôn có bóng dáng cha mẹ bên cạnh, đỡ đần và dìu dắt.
Lastly, the humanistic value of the artwork lies in its reverence for family culture and kinship values. Life’s journey is like a vast sea full of challenges and obstacles. Children embarking on becoming adults need to be equipped with fundamental knowledge and essential tools to conquer the future. The “Phu Thê Dưỡng Tử” artwork, with its unique feature of the root extending from the Father tree, symbolizes a father’s supportive hand for his child. It conveys a profound message that on the journey the child undertakes and will undertake, the presence of parents is constant, providing support and guidance.
Tác phẩm “Phu thê dưỡng tử” của nghệ nhân Phạm Văn Thùy xứng đáng lọt vào danh sách những kiệt tác cây cảnh nghệ thuật xuất sắc nhất của làng cây cảnh Việt Nam. Nó là một minh chứng sống động về sự kỳ diệu của thiên nhiên và tình thân, và biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người và vẻ đẹp tự nhiên.
The artwork “Phu Thê Dưỡng Tử” by artist Phạm Văn Thùy from Hải Phòng is truly deserving of a place in the list of Vietnam’s most outstanding landscape bonsai masterpieces. It is a vibrant testament to the wonders of nature and family bonds, symbolizing the harmony between humanity and natural beauty.